Mô hình SXNN nào phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay?
27/11/2015
Mặc dù đạt nhiều thành tựu nhưng sản xuất nông nghiệp nước ta còn nhiều tồn tại: sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất lao động thấp, hàm lượng khoa học công nghệ chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp... cùng với đó, đời sống người làm nông nghiệp còn thấp. Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đối với sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân, TS. Bùi Sỹ Tiếu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam có bài viết về việc lựa chọn mô hình sản xuất nào cho phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình CNH, HĐH ở nước ta. KTNT trân trọng giới thiệu bài viết này tới bạn đọc.
I: Những vấn đề cấp bách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Nông thôn là địa bàn sinh sống chủ yếu của hộ gia đình nông dân, có chức năng quan trọng là sản xuất và cung ứng nông sản cho xã hội. Hiện nay có 70% dân số, 57% lao động sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn và nông thôn đóng góp 20% thu nhập quốc nội (GDP). Vì vậy, phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn giành được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo và chỉ đạo, kinh tế nước ta có bước phát triển mạnh mẽ, đời sống kinh tế và văn hóa của nông dân được nâng lên một bước. Nhưng so với mặt bằng chung thì nông thôn ta vẫn nghèo và phát triển chậm, khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Đặc biệt khi kinh tế thị trường không ngừng hoàn thiện, chi phí cho giáo dục và y tế của nông dân tăng cùng thành thị, nhưng mức tăng thu nhập của cư dân nông thôn lại thấp so với thành thị nên cuộc sống của nông dân ngày càng khó khăn.
Đã nhiều năm nay ta áp dụng “giá cánh kéo” để tích lũy ban đầu từ nông nghiệp, nông dân đóng góp nhiều cho nhà nước. Nhưng đầu tư cho khu vực nông thôn chưa tương xứng với vị trí và vai trò của nông nghiệp và nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của đô thị và tiến hành công nghiệp hóa thì nhu cầu về đất tăng lên, dẫn tới diện tích canh tác giảm mạnh, nông dân mất đất, cuộc sống của nông dân một số địa phương khó khăn, một bộ phận nông dân trở thành người không đất trồng cấy, không nghề nghiệp, không đảm bảo được cuộc sống.
Cách đây 10 năm đầu tư cho nông nghiệp là 13,85% tổng đầu tư toàn xã hội, nay còn 6,20%. Từ năm 1988 tới 2009, nguồn FDI đầu tư vào nông nghiệp cũng giảm từ 2,25% nay còn 0,58%.
Hiện nay ở nông thôn cơ sở hạ tầng yếu kém, năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, nông thôn vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, còn khoảng 10 triệu người nghèo, giáo dục, y tế… còn lạc hậu xa so với thành thị.
Nông dân là chủ lực quân của cách mạng giải phóng dân tộc, là người khởi xướng công cuộc đổi mới, nhưng ít hưởng lợi nhất về đổi mới. Nếu đổi mới mà khoảng cách giàu nghèo càng rộng, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn càng lớn thì đổi mới ấy đang chệch hướng, đổi mới không thành công.
Vì vậy, làm gì để nâng cao sức sản xuất cho nông nghiệp, nông dân, nâng cao đời sống cho nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
II. Ưu điểm và tồn tại của một số mô hình sản xuất chính
2.1. Thách thức về môi trường
Bây giờ, không khí, nguồn nước, dầu mỏ, than đá đã được khai thác có hiệu quả hơn trăm năm qua, nhưng cũng đã đến lúc tính đến hiệu quả sử dụng phải bao gồm cả khả năng bảo tồn tài nguyên môi trường. Hơn 100 dòng sông quan trọng đã nuôi dưỡng một dân tộc trồng lúa nước hàng ngàn năm qua đang có nguy cơ hạn hán, lụt lội và ô nhiễm ngoài ý muốn con người.
Việt Nam có tiềm năng thủy điện lớn, cơ cấu nguồn với tỉ lệ thủy điện cao là một lợi thế. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước có hiệu xuất sử dụng điện kém nhất trên thế giới. Cùng tiêu thụ 1 kWh, Việt Nam chỉ làm ra chưa đầy 0,9 USD GDP, trong khi Philippines làm ra nhiều hơn gấp đôi (1,9 USD), Hàn Quốc còn nhiều hơn, tới 2,2 USD. Các nước tiên tiến có tỉ lệ còn cao hơn, với 1 kwh làm ra 3-5 USD, muốn tăng 1 % tăng trưởng GDP hàng năm, Việt Nam phải tăng điện năng lên 2,1%, trong khi các nước đang phát triển chỉ tăng chưa đầy 1,5%, thậm chí còn ít hơn. Ở các nước kinh tế tiên tiến, con số này còn thấp hơn dưới 1,5%.
Và điều đó làm cho đất nước, tuy phát triển với tỷ lệ tăng trưởng 7,7% GDP/năm từ năm 2002 đến nay, nhưng sự phát triển lại kém tính bền vững và không có khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn khoa học cho mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Xóa đói giảm nghèo, cùng với một môi sinh văn hóa - thiên nhiên bền vững là điều cần nghĩ tới trong quá trình khai thác và sử dụng năng lượng ở nước ta. Khi ta bật một bóng đèn, khi uống một cốc nước, khi nhấn ga xe máy, chặt một cái cây, câu một con cá có lẽ không thể không nghĩ đến cái ngày đất trời không còn chiều lòng mình nữa. Đào than đá đã chạm đến dãy Yên Tử. Những dãy núi đá giờ đã nham nhở. Sông Dâu và sông Tiêu Tương đã mất, sông Nhuệ đang biến thành những con ngòi. Sông Cầu nên thơ và sông Đáy trong vắt gần như không còn con cá và ai dám nhảy xuống sông tắm nữa...?!!! Là đơn cử nho nhỏ cho việc suy thoái nguồn năng lượng tự nhiên, trong khi vẫn còn kịp làm tốt hơn những gì còn lại.
Thế giới đang bước vào kỉ nguyên tri thức, phát triển kinh tế tri thức. Việt Nam còn thiếu một chính sách cụ thể để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về kĩ thuật và quản lý, thu hút nhân tài. Công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn vẫn chưa phát triển ở Việt Nam, năng suất công nghiệp còn thấp, hiệu quả đầu tư thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn còn cao>10 khu vực Nhà nước, 3-5 khu vực tư nhân.
Cách thức phát triển như vậy khó có thể tạo ra đột phá, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Các chuyên gia nhận thấy rằng, đa phần các nước phát triển chỉ biết dựa vào khai thác tài nguyên đều là những nước nghèo, các nước biết dựa vào tri thức, lấy tri thức làm nòng cốt mới là nước giàu có. Chính vì vậy, lựa chọn chiến lược theo hướng bền vững cùng lúc hứa hẹn một tương lai tốt đẹp và có thu nhập cao hơn.
2.2. Tạo dựng một nền kinh tế xanh
Chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng kinh tế Việt Nam thành nền kinh tế xanh. Ảnh: Yên Chi
Phải biến những tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trở thành những giá trị toàn cầu khiến thế giới phải công nhận và thế giới muốn được chia sẻ các giá trị đặc sắc của Việt Nam.
Rừng đang bị hủy hoại
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ nước cho các dòng sông, là nguồn cung cấp nước cho gần 50% các thành phố lớn nhất thế giới. Rừng tạo ra và duy trì độ phì nhiêu cho đất; giúp điều chỉnh tác động tiêu cực của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ và hạn hán… Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là yếu tố quyết định sự sống còn của hơn bảy tỷ dân trên hành tinh.
Hiện nay, sinh kế của 1,6 tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng. Rừng cũng cung cấp nơi ở, việc làm, tạo an ninh sinh kế và các nền văn hóa liên quan đến những cộng đồng định cư trong khu vực rừng.
Nhưng, tình trạng phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động. Hàng năm, 13 triệu ha rừng bị phá hủy, tương đương với diện tích của đất nước Bồ Đào Nha. Các khoản đầu tư phục vụ cho những lợi ích ngắn hạn (ví dụ, như việc khai thác gỗ) sẽ góp phần gây ra những tổn thất lớn. Những người mà sinh kế của họ phụ thuộc vào rừng thì đang phải đấu tranh cho sự sinh tồn. Nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đa dạng sinh học đang bị suy giảm trầm trọng. Hơn nữa, các nhà kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, nếu không lồng ghép các giá trị của rừng vào kế hoạch chi ngân sách thì các quốc gia và các nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt. Sự bần cùng hóa là tất yếu bởi việc gây tổn hại đến sự sống của rừng, trong khi rừng hỗ trợ cho đời sống hàng ngày của chúng ta.
Một minh chứng qua các số liệu của UNEP, rằng việc bảo tồn và phát triển rừng là một cơ hội kinh doanh. Khi chúng ta đầu tư 30 triệu đô la cho việc chống phá rừng và suy thoái rừng thì chúng ta có thể nhận được 2,5 tỷ đô la từ các sản phẩm và dịch vụ mà nó mang lại.
Tạo dựng một Việt Nam Xanh
Sẽ không phải là quá muộn để chúng ta bắt đầu xây dựng một cuộc sống xanh trong tương lai, mà ở đó những cánh rừng là trọng tâm của sự phát triển bền vững và các nền kinh tế xanh
Những thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới ngày một trầm trọng (trong đó "đóng góp" lớn của tình trạng phá rừng) là rất lớn. Tuy nhiên, với lợi thế về địa lý, về điều kiện khí hậu… chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng kinh tế Việt Nam thành một nền kinh tế xanh. Không có nhiều quốc gia trên thế giới hội đủ các yếu tố để có thể trở thành một nền kinh tế xanh "có tầm cỡ". Nhìn sang các nước láng giềng, với các tiềm năng sẵn có thì Lào, Campuchia, Thái Lan đều khó có thể xây dựng một nền kinh tế với hình ảnh xanh. Trung Quốc có thể xây dựng hình ảnh nền kinh tế xanh được không? Không thể, vì dân số 1,4 tỉ người đòi hỏi nhu cầu lương thực thực phẩm vô cùng lớn mà ngành nông nghiệp chỉ lo đủ cũng đã khó khăn, khó có điều kiện chuyển đổi thành nền nông nghiệp xanh. Để trở thành một quốc gia xanh, thu hút cả thế giới đến với những giá trị xanh có nguồn cung dồi dào, đa dạng, có dung lượng đủ lớn để có thể xây dựng hình ảnh bùng nổ với sức lan tỏa ra khắp thế giới như Việt Nam, so sánh với hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, không có nhiều quốc gia có sẵn các lợi thế như Việt Nam.
GS Micheal Porter, người được xem là "cha đẻ" của chiến lược cạnh tranh, đã phát biểu: Xu hướng tương lai của người tiêu dùng toàn cầu là chăm sóc sức khỏe, ăn sạch, ở sạch, được sống trong môi trường trong lành và an ninh. Xu hướng tiêu dùng cũng chính là xu hướng của nền kinh tế vì phát triển kinh tế để phục vụ nhu cầu của con người. Phát biểu đó trùng với quan điểm phát triển nền kinh tế xanh dựa trên rất nhiều lợi thế của Việt Nam, chúng ta không nên tốn tiền lao vào cuộc tranh giành lợi thế với ai, chỉ cần đầu tư đúng các lợi thế riêng sẽ tạo được thay đổi rất lớn cho đất nước.
Nhà nước cần chú trọng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn song song với viêc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho kinh tế xanh. Các dự án công nghiệp nặng, công nghệ chế tạo, xây dựng công nghiệp phụ trợ để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu… là cuộc đua rất tốn kém, mệt mỏi, để lại hậu quả khó lường về môi trường và không tạo được lợi thế so sánh lâu dài.
2.3. Tăng cường dự báo về biến đổi khí hậu
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Phát biểu tại họp báo Ngày Môi trường Thế giới (5/6) sáng 10/5 tại Hà Nội, đại diện Cục Khí tượng Thủy văn&Biến đổi Khí hậu cho biết thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường; tăng cường thông báo quan trắc, dự báo biến đổi khí hậu.
Tại buổi họp báo, Bộ Tài nguyên&Môi trường công bố việc hoàn thành thông báo lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (Công ước Khí hậu).
Thông báo, đã được gửi cho Ban Thư ký Công ước Khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu tại hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Khí hậu tại Cancun, Mexico hồi tháng 12/2010, có ba nội dung cơ bản.
Thứ nhất kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm cơ sở 2000 cho các lĩnh vực năng lượng; các quá trình công nghiệp; nông nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp; chất thải đối với khí nhà kính chủ yếu là CO2, CH4, và N2O. Ước tính lượng khí nhà kính phát thải của ba nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính chính tại Việt Nam là năng lượng; nông nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp vào các năm 2010, 2020, và 2030.
Thứ hai, trên cơ sở xác định các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính thông qua kiểm kê quốc gia khí nhà kính và quy hoạch phát triển ngành, đã đánh giá và xây dựng một số phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho ba lĩnh vực chính tại Việt Nam là năng lượng; nông nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp.
Cuối cùng, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam và, trên cơ sở đó, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, khả năng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra và đề xuất các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho các lĩnh vực chính như tài nguyên nước; vùng ven bờ; nôn nghiệp, lâm nghiệp; thủy sản; năng lượng; giao thông vận tải, và sức khỏe.
Ngoài những nội dung nêu trên, thông báo còn đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường; tăng cường thông báo quan trắc, dự báo biến đổi khí hậu và nghiên cứu, đào tạo, và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn&Biến đổi Khí hậu, nói: “Việt Nam hướng tới hiện đại hóa hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu nói riêng.”
"Năm 2000, phát thải khí nhà kính ở Việt Nam là từ 1,5 – 1,6 tấn/đầu người trong khi Trung Quốc khoảng 3 tấn/đầu người. Trong sáu loại khí nhà kính, Việt Nam thực hiện kiểm kê ba loại gồm CO2, CH4, và N2O, Việt Nam có tiềm năng giảm phát thải khí mê tan sinh ra trong quá trình trồng lúa nước mà chi phí lại thấp, hiệu quả cao”, ông Hiếu cho biết thêm.
Ông Hiếu cho biết các thông tin nêu trong thông báo sẽ góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong quá trình lập kế hoạch, quy hoạch phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Liên quan đến vấn đề toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam với đoàn đại biểu cấp Chính phủ sẽ tham dự Đại hội Khí tượng Thế giới lần thứ 16 (WMO) tổ chức tại Geneva, Thuỵ Sỹ từ ngày 16/5 đến 3/6 tới. Đại hội là một trong những sự kiện quốc tế quan trọng của ngành khí tượng thuỷ văn toàn thế giới được tổ chức 4 năm/lần nhằm xem xét thông qua các quy định, định hướng phát triển và hợp tác về khí tượng thuỷ văn toàn thế giới. Ngoài ra, đại hội còn tập trung trao đổi, đề xuất hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, cung cấp dịch vụ khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu trong khuôn khổ WMO. Việc Việt Nam tham dự đại hội thể hiện vai trò, trách nhiệm cũng như tăng cường hội nhập quốc tế về lĩnh vực khí tượng thuỷ văn và ứng phó với biến đổi khí hậu.